Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ. Bố mẹ cần chú ý cân bằng chế độ ăn uống phù hợp với giới tính và độ tuổi của mỗi trẻ.
1. Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ quan trọng như thế nào?
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là chế độ có những bữa ăn gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau được kết hợp với nhau một cách khoa học.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng cần cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính:
- Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc)
- Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…)
- Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật)
- Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả)
Nhóm tinh bột cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động. Bố mẹ cần thay đổi nhiều loại ngũ cốc khác nhau để làm đa dạng bữa ăn cho trẻ.
Nhóm chất đạm cung cấp các thành phần thiết yếu giúp cơ thể trẻ tăng trưởng, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Bố mẹ nên kết hợp thực phẩm giàu đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và đạm thực vật (từ các loại đậu đỗ). Các loại thịt đỏ (thịt bò/heo) cũng giúp đề phòng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ.
Nhóm chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, hỗ trợ hấp thu vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Bố mẹ nên ưu tiên sử dụng mỡ cá, mỡ gia cầm, dầu thực vật thay cho dầu động vật.
Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau củ, quả) cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như chất bảo vệ. Rau quả chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A giúp mắt sáng khỏe.
(Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng của trẻ tại Trường Mầm non Song ngữ MerryStar)
Theo PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung – Truởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết: Dinh dưỡng có trong thực phẩm chính là yếu tố then chốt giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Những thực phẩm như trái cây, rau củ màu sáng, thịt bò, trà xanh, sữa chua… đều là thành phần hàng đầu giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ nạp năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu, nhờ đó giúp tăng trưởng thể chất, phát triển trí não và sự minh mẫn.
Trẻ không được đảm bảo đủ dinh dưỡng dễ cảm thấy mệt mỏi, không tích cực, chậm phát triển, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh, suy dinh dưỡng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Những trẻ hấp thu năng lượng dư thừa có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.
2. Một số lưu ý giúp bố mẹ xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
2.1. Lời khuyên của chuyên gia
Dưới đây là một số lời khuyên của PGS.TS.BS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam.
- Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để trẻ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể, từ đó giúp trẻ đỡ ăn vặt, không ảnh hưởng đến quá trình học tập;
- Cần bổ sung sữa và chế phẩm sữa như: sữa chua, phô – mai, đặc biệt bổ sung lợi khuẩn (probiotics) vào chế độ dinh dưỡng giúp trẻ hấp thu tốt hơn và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Trẻ mầm non nên sử dụng 3-4 đơn vị sữa một ngày;
- Không nên lạm dụng các phương pháp như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Baby Led Weaning – có thể khiến trẻ kén chọn và không ăn đa dạng thực phẩm;
- Nên kiểm tra vi chất dinh dưỡng định kỳ để bổ sung các loại vitamin phù hợp cho từng trẻ;
- Bố mẹ không cho con ăn quá nhiều, hạn chế đồ ăn nhanh. Trẻ được uống một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn ăn bánh quy, bánh giò hay bánh rán;
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa thay thế các loại thực phẩm khác;
- Không nên cắt bỏ hoàn toàn muối và đường trong chế độ ăn của trẻ;
2.2. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ tại nhà
- Trẻ ăn nhiều không hẳn là tốt, trẻ cần được ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất;
- Không cho trẻ ăn các đồ ăn chứa nhiều muối;
- Nên bổ sung các vitamin A, C, D cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi để ngăn chặn bệnh còi xương và thúc đẩy sự tăng trưởng;
- Chú ý theo dõi và bổ sung khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ. Không nên ép trẻ ăn để tránh gây áp lực cho trẻ;
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, nước uống có gas;
3. Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng tại Trường Mầm non Song ngữ MerryStar
MerryStar luôn chú trọng xây dựng và phát triển chế độ chăm sóc dinh dưỡng khoa học, với mong muốn mang tới những bữa ăn hạnh phúc cho các con:
- Tư vấn 1 -1 giữa Phụ huynh với PGS.TS.BS. Bùi Thị Nhung (Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) – Chuyên gia dinh dưỡng tại MerryStar để tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng cho trẻ;
- Thực đơn được thiết kế bởi Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi;
- Thực phẩm tại MerryStar được lựa chọn kỹ càng từ nhà cung cấp uy tín hàng đầu Việt Nam; được kiểm định khắt khe về chất lượng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Luyện tập cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, khắc phục những thói quen ăn uống chưa hợp lý, như tập cho trẻ ăn rau, giảm muối, tập ăn thủy sản;
- Tập cho trẻ ăn đa dạng các món ăn từ nhiều vùng miền với các hương vị và cách chế biến riêng cho trẻ, giúp trẻ thích nghi và hòa hợp về văn hóa ăn uống khi trưởng thành;
- Giáo dục dinh dưỡng học đường cho trẻ trong các tiết học, giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh từ nhỏ và chủ động lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe
MerryStar hy vọng quý bố mẹ sẽ nên xây dựng được một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để con luôn được khỏe mạnh và phát triển tối ưu.
Bố mẹ có thể tham khảo tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học đối với trẻ mầm non tại đây