Các Nền Giáo Dục Tiên Tiến Trên Thế Giới Chú Trọng Xây Dựng Năng Lực Số Và Tư Duy Máy Tính Cho Trẻ Em Như Thế Nào?

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) trong thế kỷ 21 đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực ngành nghề trên toàn cầu. Trước thực tiễn đó, nền giáo dục đang đối mặt với những thách thức mới nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ các năng lực để giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ; giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy phù hợp trong bối cảnh xã hội số.

Vì vậy, các quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Singapore, Nhật Bản,… đã  sớm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa Khoa học máy tính, tư duy máy tính vào chương trình giáo dục phổ thông. Điều này không chỉ góp phần nuôi dưỡng thế hệ công dân toàn cầu tương lai với tư duy chủ động, sáng tạo vượt trội, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển bền vững của quốc gia, xây dựng nguồn nhân lực trẻ sẵn sàng thích ứng với kỷ nguyên công nghệ bùng nổ.

1. Xu hướng giáo dục Mầm non hiện đại trong kỷ nguyên số

Tại Mỹ, tư duy máy tính được đưa vào mục tiêu giáo dục phổ cập quốc gia . Trong bức thư gửi người dân Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2017, Tổng thống Barack Obama đã phát biểu: “Chúng ta đã nỗ lực hỗ trợ nhiều giáo viên đưa lập trình, thực hành và tư duy máy tính vào các lớp học, để chuẩn bị cho con cháu chúng ta sẵn sàng cho nền kinh tế thế kỷ 21”. Theo đó, khoa học máy tính được đưa vào chương trình học của tất cả các bang của Hoa Kỳ và dành cho mọi học sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Các em được trang bị các kỹ năng tư duy máy tính để trở thành những người sáng tạo trong nền kinh tế kĩ thuật số và thúc đẩy nền công nghệ của đất nước. Các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục của Hoa Kỳ coi khoa học máy tính là một kỹ năng “cơ bản mới” cần thiết cho cơ hội phát triển kinh tế và xã hội. Các chính sách về tài chính đã được Hoa Kỳ đưa ra để hỗ trợ đào tạo giáo viên, mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu giảng dạy, đưa Khoa học máy tính thực sự trở nên hiệu quả trong các nhà trường ngay từ cấp học mầm non.

Tại Anh, Chính phủ thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong học tập, giáo viên phải học các kỹ năng mới liên quan công nghệ nhằm cải tiến lại mối quan hệ giữa người dạy và người học trong bối cảnh mới và giải pháp đối với bậc học Mầm non, trong đó nhấn mạnh vào việc cho trẻ học thông qua chơi, tiếp cận và sử dụng công nghệ an toàn.

Tại Singapore, Chương trình giáo dục Mầm non đã đặt ra những yêu cầu rất cụ thể về năng lực giải quyết vấn đề của trẻ, trong đó nhấn mạnh tập trung vào xây dựng và rèn luyện tư duy máy tính cho trẻ gồm bốn nội hàm: (1) tư duy phân tách; (2) Tư duy nhận dạng quy luật; (3) tư duy thuật toán; (4) tư duy trừu tượng hóa. Đây là những thành tố quan trọng, giúp hình thành hiệu quả năng lực giải quyết vấn đề của trẻ trong bộ năng lực số.

Học sinh tại trường Mầm non Sparkletots Preschool (Singapore) trong một giờ học Coding Robot. Ảnh: Financial Times

Ở Nhật Bản, các nhà giáo dục cũng cho rằng trẻ nhỏ cần có cơ hội trải nghiệm và khám phá công nghệ ngay từ khi còn nhỏ và nâng cao kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề sáng tạo của trẻ để chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Theo đó, giáo viên mầm non cần có kiến thức về công nghệ, biết cách triển khai công nghệ phù hợp với sự phát triển của trẻ trong thực hiện các chương trình giáo dục khác nhau.

Mục tiêu và nội dung giáo dục của các chương trình giáo dục Mầm non trên thế giới như: Chương trình Te Whariki (NewZealand); Chương trình NEL (Singapore); Chương trình Alberta Curriculum (Canada); Chương trình US (New York City); Chương trình của các Tổ chức giáo dục IEYC, Tổ chức giáo dục IPC – International Preschool Curriculum; tiêu chuẩn phát triển trẻ của Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Mầm non Hoa Kỳ (NAEYC) đều có chuẩn đầu ra về công nghệ cho trẻ Mầm non, trong đó nhấn mạnh yêu cầu trẻ có cơ hội được tìm hiểu, nhận thức và hiểu biết thế giới công nghệ, khoa học máy tính và trí tuệ kĩ thuật số.

Chương trình Giáo dục Mầm non Te Whariki (New Zealand) đã nhấn mạnh tại lĩnh vực công nghệ, trẻ học cách trở thành các nhà phát triển sáng tạo của sản phẩm/hệ thống và người tiêu dùng, những người sẽ thực hiện một khác biệt trong thế giới.

Chương trình Giáo dục Mầm non quốc tế IPC đặt ra yêu cầu về việc trẻ em được sử dụng và lựa chọn một số thiết bị công nghệ phục vụ cho các mục đích tìm hiểu, khám phá khác nhau.

Chương trình Giáo dục Mầm non Alberta Curriculum (Canada) đặt mục tiêu trẻ em có thể sử dụng các hình thức giao tiếp đa dạng để diễn đạt ý tưởng của mình trong đó ngôn ngữ giao tiếp và kiến thức được nhúng sâu vào thực hành qua văn hoá xã hội, văn hoá đại chúng, phương tiện truyền thông và công nghệ kỹ thuật số.

Chương trình Giáo dục Mầm non Mỹ (New York City, Mỹ) nhấn mạnh việc trẻ em nhận thức về thế giới qua Công nghệ, Khoa học máy tính và kiến thức kỹ thuật số. Trong đó công nghệ được sử dụng để đạt được các mục tiêu học tập cụ thể, trẻ em có quyền bình đẳng khi khám phá các hoạt động công nghệ khác nhau vào các trung tâm học tập một cách có chủ ý và phù hợp với sự phát triển về giáo dục của trẻ.

Chương trình Giáo dục Mầm non IEYC (Anh Quốc) đặt ra mục tiêu về Khoa học máy tinh trong đó trẻ em được lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động thực tiễn, học cách sử dụng máy tính trong môi trường và ngôn ngữ vận hành, các hình thức mà khoa học công nghệ được sử dụng làm công cụ để ghi lại, liên kết và mở rộng các trải nghiệm của trẻ.

2. Xây dựng năng lực số cho thế hệ “công dân số” tương lai tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Khung năng lực số của trẻ Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2022 đã chỉ ra rằng: “Đối với giáo dục Mầm non, việc tích hợp năng lực kĩ thuật số không chỉ giúp trẻ em phát triển về năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong bối cảnh xã hội số hiện đại, mà còn khơi dậy những khả năng tiềm tàng, sẵn sàng tiếp cận và thích ứng trong môi trường số, trong việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.

Mầm non Song ngữ MerryStar tiên phong xây dựng năng lực số cho trẻ Mầm non

Tự hào được Bộ GDĐT lựa chọn là mô hình trường học đổi mới, sáng tạo toàn quốc, Mầm non Song ngữ MerryStar tiên phong ứng dụng triết lý giáo dục THÂN-TÂM-TUỆ, trong đó chú trọng nuôi dưỡng phần TUỆ thông qua phát triển ngôn ngữ xuất sắc, nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, tư duy lựa chọn, ra quyết định và năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ.

Với tinh thần tiên phong, đổi mới sáng tạo, MerryStar tự hào là trường Mầm non đầu tiên tại Việt Nam tập trung vào việc xây dựng năng lực số, trong đó chú trọng phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua tư duy máy tính ngay từ bậc học Mầm non, tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sớm với các môn khoa học công nghệ và lập trình phù hợp với độ tuổi dưới hình thức học tập qua trải nghiệm vui chơi, trong đó:

– Trẻ hào hứng khám phá quy trình chinh phục các “thử thách” thú vị trong hoạt động lập trình coding robot.
– Trẻ phát hiện vấn đề, tìm và thiết kế giải pháp.
– Trẻ biết cách thực hiện, cải tiến các bước trong quy trình, viết công thức, quy trình bằng cách phác thảo vẽ, mô tả và dự kiến thuật toán lập trình đơn giản cho robot thực hiện “thử thách”
– Trẻ học cách gỡ lỗi, thử – sai, tìm ra các điểm chưa phù hợp trong quy trình/công thức của nhiệm vụ
– Trẻ tự tạo ra ra các quy trình/công thức trong hoạt động và nhiệm vụ
– Trẻ có kỹ năng tổng hợp lại các bước thực hiện để vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày
– Trẻ được học cách làm chủ công nghệ thay vì sử dụng công nghệ một cách thụ động như chơi game, xem phim,… để ứng dụng công nghệ lành mạnh vào đời sống.

Học sinh MerryStar hào hứng khám phá hoạt động lập trình Robot WhalesBot – Robot giáo dục hiện đại hàng đầu thế giới 

Những giờ học đầy mới lạ với các học cụ tích hợp công nghệ hiện đại, thân thiện vừa giúp trẻ thỏa sức khám phá, vừa là cơ hội để con ứng dụng tư duy khoa học máy tính một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong cuộc sống hằng ngày.

Đừng bỏ lỡ cơ hội trao cho con tấm vé thông hành vững bước tương lai! Cùng MerryStar khởi động hành trình xây dựng năng lực số cho thế hệ “công dân số” ngay hôm nay!

———-

Nguồn tham khảo:

1. FACT SHEET: President Obama Announces Computer Science For All Initiative (https://obamawhitehouse.archives.gov)

2. ELS-Te-Whariki-Early-Childhood-Curriculum (education.govt.nz)

3. International Preschool Curriculum (IPC)

4. Alberta Curriculum

5. IEYC Learning Strand

Bài Viết Cùng Chủ Đề

Contact Form cuối trang – vn