Đây là hai loại hình vận động quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời, tác động tới sự phát triển nhận thức, tư duy và toàn bộ kỹ năng của con.
Theo nghiên cứu từ Harvard, vận động thô giúp xây dựng mạng lưới thần kinh não bộ, hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức và cảm xúc của trẻ. Trong khi đó, sự phát triển vận động tinh lại có lợi cho việc phát triển ngôn ngữ biểu đạt ở trẻ, kích hoạt những kỹ năng khéo léo và mở khóa cho sự sáng tạo.
Vận động tinh và vận động tinh là hai loại hình vận động quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời, tác động tới sự phát triển nhận thức, tư duy và toàn bộ kỹ năng của con.
VẬN ĐỘNG TINH & VẬN ĐỘNG THÔ LÀ GÌ?
VẬN ĐỘNG THÔ (Gross motor skills) là những chuyển động dùng các nhóm cơ lớn như cổ, lưng, tay, chân và thân mình. Kỹ năng này giúp trẻ tăng cường thể lực, khả năng phối hợp; kiểm soát cơ thể và tạo nền tảng cho sự phát triển thần kinh.
VẬN ĐỘNG TINH (Fine motor skills) là những kỹ năng dùng các cơ nhỏ như ngón tay, bàn tay phối hợp cùng mắt để thực hiện các động tác khéo léo và chính xác như cầm, nắm, vẽ, viết, xâu hạt, cắt giấy. Kỹ năng này phát triển nhờ vào kinh nghiệm thực hành, học hỏi và sự phối hợp giữa tay và mắt.
VÌ SAO CẦN CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH VÀ VẬN ĐỘNG THÔ?
Tầm quan trọng của vận động thô
VẬN ĐỘNG THÔ GIÚP CON: Phát triển sức mạnh cơ bắp, giữ thăng bằng, cải thiện sự tập trung và kiểm soát cảm xúc. Thông qua các vận động thô, trẻ thực hiện các chức năng hàng ngày như chạy, đi bộ, leo trèo, tham gia hoạt động thể thao, chăm sóc bản thân (mặc quần áo, leo lên hoặc xuống giường ngủ).
Vận động thô giúp trẻ tăng cường thể lực, khả năng phối hợp và kiểm soát cơ thể . Nó cũng giúp trẻ biết cách phối hợp, kiểm soát linh hoạt 3 kỹ năng cân bằng, sức mạnh cơ bắp và khả năng điều khiển. Điều này xây dựng nền tảng hoàn thiện mạng lưới thần kinh não, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển vận động tinh tự nhiên của trẻ
Ngoài ra, trẻ biết chạy, nhảy hay leo trèo, thực hiện tốt các kỹ năng vận động thô thường tự tin hơn trong giao tiếp xã hội.
Giữ thăng bằng là một trong những kỹ năng vận động thô quan trọng.
Tầm quan trọng của vận động tinh
VẬN ĐỘNG TINH GIÚP CON: Rèn luyện tính tỉ mỉ, khéo léo, khả năng tự lập và tư duy sáng tạo. Trẻ có kỹ năng vận động tinh tốt thường dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như viết, vẽ hay sử dụng đồ vật nhỏ.
Quá trình thực hiện lặp đi lặp lại các kỹ năng vận động tinh sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, học được cách phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trên cơ thể như thị giác, thính giác hỗ trợ phát triển tư duy nhận thức và khả năng sáng tạo.
Vận động tinh cũng hình thành nên tính cách tự lập, biết tự chăm sóc bản thân mà không cần sự giúp đỡ của người khác .
Trong giáo dục Mầm non, vận động tinh chuẩn bị cho kỹ năng viết thông qua các hoạt động như cầm bút tô màu, xếp hình, xâu chuỗi hạt . Nó cũng rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung, phát triển sự tự lập khi trẻ học cách tự mặc quần áo, kéo khóa, sử dụng thìa, đũa, và khuyến khích tư duy sáng tạo qua các hoạt động như nặn đất sét, vẽ tranh, cắt dán….
Thao tác cầm nắm các đồ vật rất quan trọng trong vận động tinh.
Vận động tinh và vận động thô hỗ trợ cho nhau, giúp trẻ phát triển toàn diện
Thông thường, kỹ năng vận động thô sẽ phát triển trước kỹ năng vận động tinh. Khi phát triển tốt vận động thô, trẻ sẽ có sự kiểm soát cơ thể tốt hơn, từ đó hỗ trợ quá trình rèn luyện vận động tinh. Ví dụ, một em bé có thể giữ thăng bằng tốt (vận động thô) thì cũng dễ dàng kiểm soát đôi tay khi viết chữ (vận động tinh).
Ở lớp học, khả năng trẻ duy trì tư thế ngồi trên bàn thích hợp (vận động thô) hỗ trợ thân trên thực hiện các hoạt động như viết, vẽ, cắt giấy, tham dự lớp học (vận động tinh) thuận lợi hơn. Các hoạt động như di chuyển trong lớp học, ngồi học thẳng lưng, mang cặp sách… cũng đòi hỏi sự phối hợp của cả vận động tinh và vận động thô nhuần nhuyễn.
Do đó, việc rèn luyện cả hai kỹ năng này cần được thực hiện song song để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện .
- Thiếu vận động thô: Trẻ dễ vụng về trong các hoạt động học tập, sinh hoạt, dẫn tới giảm tự tin, nhất là trong môi trường tập thể.
- Thiếu vận động tinh: Trẻ có thể chậm học viết, kém linh hoạt trong các hoạt động khéo léo, từ đó khó theo kịp bạn bè trong các hoạt động học tập chung.
Tóm lại, cả vận động tinh và vận động thô đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ từ 0-6 tuổi, tạo tiền đề cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội và kỹ năng sống sau này. Việc khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ thực hành cả hai loại vận động này thông qua các trò chơi và hoạt động phù hợp với lứa tuổi là điều cần thiết.
Bắn cung là môn thể thao vừa đòi hỏi kỹ năng vận động tinh, vừa đòi hỏi kỹ năng vận động thô.
BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CẢ VẬN ĐỘNG TINH & VẬN ĐỘNG THÔ?
Để giúp trẻ phát triển cả hai loại hình vận động này, có nhiều phương pháp bố mẹ có thể thực hiện dựa trên độ tuổi và khả năng của trẻ.
Phát triển vận động thô | Phát triển vận động tinh |
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng: Giúp con tập phản xạ cầm nắm bằng cách đưa đồ vật yêu thích trong tầm với. | |
Trẻ 1-3 tuổi: Có thể tham gia các hoạt động như dậm chân, đứng lên ngồi xuống, đứng một chân, nhảy chụm hai chân vào nhau, nhảy lò cò. Các trò chơi như chui qua “đường hầm”, chơi với bóng, chơi với túi vải (nhảy chụm chân), chơi với khối đệm nhún, đi thăng bằng, và vượt qua chướng ngại vật rất hữu ích. | Trẻ 1-2 tuổi: Các hoạt động như xếp chồng vật này lên vật kia, dùng tay viết nguệch ngoạc trên giấy, sử dụng muỗng xúc đồ ăn, lật từng trang sách, tự cởi quần áo. |
Trẻ 2-3 tuổi: Vặn nắm cửa, rửa tay, sử dụng muỗng đúng cách, xâu hạt to thành chuỗi, tháo nắp đồ chơi đơn giản, cầm bút chì màu vạch các đường thẳng, ngang. | |
Trẻ 3-6 tuổi: Có thể tham gia các hoạt động như chạy, nhảy, leo trèo, đá bóng, đạp xe ba bánh, ném và bắt bóng, nhảy dây, leo cầu thang luân phiên hai chân, và các trò chơi vận động theo nhóm như đuổi bắt, đá bóng, chơi cầu trượt. | Trẻ 3-6 tuổi: Vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, gấp, cắt và dán giấy, chơi xếp hình, xâu hạt, cài và cởi nút áo, kéo khóa, buộc dây giày, sử dụng kéo cắt giấy, vặn và tháo chính xác, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân. |
Tập thể dục hàng ngày với các động tác đơn giản như đưa tay lên xuống, bắt chéo tay, chạy bước nhỏ, gập thân. | Cung cấp các đồ chơi và vật liệu phù hợp: Đồ chơi lắp ráp (LEGO), đất nặn, bút màu, giấy, kéo an toàn, hạt và dây xâu, tranh ghép hình, bảng chữ cái và số. |
Tạo không gian an toàn cho trẻ vận động: Đảm bảo không gian rộng rãi, không có vật dụng nguy hiểm. | Tạo cơ hội cho trẻ giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày: Khuấy, trộn, hoặc đổ nguyên liệu nấu ăn (khi an toàn), tự mặc quần áo, rót nước, sử dụng thìa đũa. |
Cho trẻ làm việc nhà phù hợp với khả năng: Các hoạt động như lau dọn bàn ghế, gấp quần áo, quét nhà, rửa rau, treo quần áo giúp trẻ linh hoạt hơn. | Chơi các trò chơi phát triển vận động tinh: Tìm kiếm đồ vật, chơi với đất nặn (lăn, vo, bóp), xếp hình, rút gỗ.
Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ: Đánh răng, mặc quần áo, kéo khóa, buộc dây giày, giúp trẻ tự tin và tự lập. |
Bố mẹ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ vận động: Cầu trượt, xích đu, bập bênh, bộ leo trèo, thiết bị đi bộ trên không giúp trẻ phát triển khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể. Đồng thời, nên cho trẻ tránh các yếu tố cản trở vận động: Không nên mặc quần áo bó sát, bỉm, tất chân, tất tay khi trẻ tập bò…
Quan trọng nhất, bố mẹ cần là tạo môi trường khuyến khích, kiên nhẫn và không ép buộc trẻ thực hiện các hoạt động quá khả năng. Hãy biến các hoạt động này thành những trò chơi vui vẻ để trẻ hứng thú tham gia và phát triển một cách tự nhiên!.
Cần lưu ý rằng sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Việc quan sát và vui chơi cùng con sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ và có những điều chỉnh phù hợp.
MerryStar giúp con phát triển vận động tinh và vận động thô như thế nào?
Tại MerryStar, phát triển thể chất là một trong 4 trụ cột quan trọng của chương trình Mầm non Cambridge (Cambridge Early Years), cũng là yếu tố THÂN được tập trung chú trọng trong triết lý giáo dục Thân – Tâm – Tuệ.
Bởi thế, chương trình giáo dục thể chất Mầm non NOVA GYM được đưa vào học tập chính khóa hằng ngày giúp các MRSer phát triển toàn diện:
💪 Với vận động thô: Các hoạt động như đu xà, lộn xuôi, nhảy, chạy vượt chướng ngại vật và giữ thăng bằng …
🎨 Với vận động tinh: Các bài tập như cầm và tung túi hạt đậu qua vòng tròn, lăn bóng vào gôn, đẩy đổ nệm xốp, gõ đũa thần kỳ theo giai điệu nhạc…
Tại MerryStar, các MRSer được vận động hằng ngày với NOVA GYM giúp phát triển cân đối cả kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh.
Chỉ sau từ 01 tháng tham gia lớp học NOVA GYM, bố mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt ở trẻ: nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, các con sẽ tự tin, dũng cảm hơn trong khám phá thế giới quanh mình. Và đặc biệt, vận động thể chất thường xuyên còn hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc hơn, vì đã tiêu hao năng lượng trong các hoạt động thể chất ở lớp học NOVA GYM.
Đừng để con bị “bỏ lỡ” những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Hãy cùng MerryStar xây dựng nền tảng thể chất vững chắc cho con yêu với NOVA GYM mỗi ngày.
Liên hệ hotline 093 168 3999 để được tư vấn kỹ hơn về chương trình học tập của con tại MerryStar, bố mẹ nhé!
Tham khảo:
- Prevention Research Center on Nutrition and Physical Activity Team at the Harvard T.H. Chan School of Public Health (2022). Get the Facts: Physical Activity is Key for Young Kids’ Health.
- WHO (2019). To grow up healthy, children need to sit less and play more.
- Citation Marcus, Miriam (2018). Gross Motor Development and Birth Order Effects in Large Families. Harvard Extension School.
- Choi, Boin, Kathryn A. Leech, Helen Tager-Flusberg, and Charles A. Nelson. 2018. “Development of fine motor skills is associated with expressive language outcomes in infants at high and low risk for autism spectrum disorder.” Journal of Neurodevelopmental Disorders