Điều Gì Đứng Sau Thành Công Của Một Đứa Trẻ

Chúng ta thường nghĩ rằng đó là nhờ gia đình có điều kiện, cho con những nền tảng tốt hơn bạn đồng trang lứa. Câu trả lời này đã đúng và đủ?

Để trả lời cho điều này, GS. Ronald Ferguson cùng các cộng sự của ông tại Đại học Harvard đã thực hiện một dự án nghiên cứu kéo dài tới 10 năm, thực hiện hơn 200 cuộc phỏng vấn với những người tốt nghiệp từ nhiều trường Đại học danh tiếng như Yale, Stanford, Harvard… và sau đó trở thành những nhà quản trị cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Ông đồng thời cũng phỏng vấn cha mẹ họ. 

Kết quả cho thấy xuất thân của những người thành công này rất đa dạng: từ những gia đình giàu có, học vấn cao đến những gia đình có thu nhập thấp trong xã hội, thậm chí có người xuất thân từ gia đình tị nạn hoặc thành viên tù tội.  

Thú vị hơn, nghiên cứu của GS. Ferguson còn xác định được một “công thức” – tập hợp 8 vai trò cốt lõi mà những “bậc cha mẹ bậc thầy” (master parents) đã đảm nhận một cách nhất quán và có chủ đích trợ lực cho con cái thành công: 

  • Đối tác học tập sớm (Early Learning Partner): Khơi dậy niềm yêu thích học hỏi và giải quyết vấn đề cho trẻ từ rất sớm, trước cả khi đến trường và tạo ra “hiệu ứng dẫn đầu sớm”.
  • Kỹ sư Trưởng (Flight Engineer): Giám sát chặt chẽ môi trường phát triển của con, đảm bảo con nhận được sự hỗ trợ cần thiết và can thiệp kịp thời khi có vấn đề. Vai trò này khác với “cha mẹ trực thăng” (helicopter parent) – những người can thiệp quá mức khiến con không có những khoảng không để phát triển và mất đi sự độc lập hay “mẹ hổ” (tiger mother) – những người luôn áp đặt con phải chạy theo thành tích và mục tiêu học tập một cách cứng nhắc. 
  • Người Sửa chữa/Giải quyết Vấn đề (Fixer): Đảm bảo con không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng cho sự phát triển, bất kể nguồn lực gia đình hạn chế đến đâu. Họ sẵn sàng “bước xuyên tường” để tìm kiếm cơ hội cho con.
  • Người Khai mở (Revealer): Giúp con khám phá thế giới rộng lớn xung quanh thông qua các chuyến đi bảo tàng, thư viện, triển lãm, trải nghiệm văn hóa… để mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.
  • Nhà Hiền triết/Triết gia (Philosopher): Tham gia vào các cuộc trò chuyện sâu sắc với con về mục đích sống, giá trị, lý tưởng. Họ trả lời những câu hỏi “tại sao” của con một cách nghiêm túc, giúp con hình thành la bàn đạo đức và ý thức về mục tiêu.
  • Hình Mẫu (Model): Cha mẹ chính là tấm gương sống động nhất. Họ thể hiện những hành vi, thái độ, giá trị mà họ mong muốn con mình noi theo trong cuộc sống hàng ngày.
  • Nhà Đàm phán (Negotiator): Dạy con cách tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình một cách tôn trọng và hiệu quả, cách giao tiếp và thương lượng với những người có thẩm quyền.
  • Người Dẫn đường (GPS Navigation Voice): Cung cấp sự hướng dẫn liên tục, định hướng chiến lược cho con trong các quyết định quan trọng về học tập và cuộc sống, nhưng vẫn để con tự lái “con thuyền” của mình.

Để làm được những điều này, cha mẹ có sự am hiểu trong từng giai đoạn phát triển của con, cung cấp hỗ trợ, can thiệp kịp thời để không bỏ lỡ bất cứ giai đoạn phát triển nào. 

BỘ NÃO PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Theo dữ liệu từ Đại học Harvard, bộ não phát triển rất nhanh trong 1000 ngày đầu đời. Như sau khi sinh não bộ trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 2 gram mỗi ngày, đến khi 5 tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn. Trước khi trẻ bước sang tuổi thứ 3, mỗi phút, não bộ đã hình thành khoảng 1 triệu kết nối thần kinh. Tốc độ xử lý này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc và hành vi xã hội rất nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc, đây là giai đoạn “vàng” mà bố mẹ và người chăm sóc không nên bỏ lỡ. 

1. KHÔNG BỎ LỠ NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

  • Khi còn trong bụng mẹ:  bố mẹ có thể trò chuyện với trẻ, nói về những điều hay lẽ phải với con, ít nói những điều tiêu cực như cãi nhau, nói xấu lẫn nhau. 
  • Khi bé được sinh ra: bố mẹ (đặc biệt là mẹ) nên tương tác kề da với bé (những cái ôm, thơm má nhẹ nhàng, vuốt ve, vỗ về…) thì thầm trò chuyện với trẻ. 
  • Đến 5 tháng tuổi: mẹ thường xuyên chơi cùng bé, vỗ về, vuốt ve, massage.
  • Từ 6 tháng tuổi -1.5 tuổi: thường xuyên nói chuyện với con, kể cho trẻ nghe những câu chuyện thường ngày, cách mẹ pha sữa, tắm cho trẻ….Cho trẻ được “đắm mình” trong thế giới ngôn ngữ ở giai đoạn này cũng sẽ hỗ trợ việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. 
  • Từ 3-6 tuổi: nói chuyện và tương tác theo cách gợi mở tình huống để trẻ tìm hướng giải quyết. Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ đã đi Mầm non, bố mẹ có thể trò chuyện với con về một ngày ở trường, những điều con học được, phối hợp cùng cô giáo của con để cùng con tổ chức những hoạt động ở nhà củng cố lại những kỹ năng con học tập được ở trường. 

2. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ

Giai Đoạn Phát Triển Cảm Xúc và Nhận Thức Sơ Khởi (Khoảng 3 tháng tuổi)

Trẻ có thể hiểu cảm xúc buồn, vui, giận dữ. Ánh nhìn của trẻ ở độ tuổi này đã thể hiện sự nhạy cảm với những khuôn mặt biểu lộ cảm xúc khác nhau. Cha mẹ nên tránh tranh cãi trước mặt trẻ hoặc có những biểu hiện tiêu cực. 

Giai Đoạn Hình Thành Gắn Bó và Bắt Đầu Tự Nhận Thức (Khoảng 9-18 tháng tuổi)

Trẻ từ 9 – 18 tháng bắt đầu thể hiện sự ưu tiên rõ rệt đối với người chăm sóc chính (thường là mẹ). Đi kèm với đó là sự xuất hiện của nỗi lo chia cắt (separation anxiety). 

Biểu hiện thông thường là việc trẻ khóc hoặc khó chịu khi người chăm sóc chính rời đi. Đây là một phần hoàn toàn bình thường của sự phát triển. Nỗi lo này thường đạt đỉnh điểm quanh 10-18 tháng và giảm dần khi trẻ phát triển khả năng nhận thức về sự tồn tại của đối tượng (object permanence – hiểu rằng người/vật vẫn tồn tại ngay cả khi không nhìn thấy) và xây dựng được niềm tin rằng người chăm sóc sẽ quay lại.

Nhận thức về bản thân: Song song đó, khoảng 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển những dấu hiệu rõ ràng hơn của tự nhận thức (self-awareness). Trẻ có thể nhận ra mình trong gương, bắt đầu sử dụng đại từ nhân xưng như “con”, “của con”, và thể hiện rõ hơn sở thích, ý muốn cá nhân. Đây là bước ngoặt đánh dấu việc trẻ nhận thức được mình là một cá thể độc lập, tách biệt với mẹ và thế giới xung quanh.

Giai Đoạn Khẳng Định Sự Độc Lập và Học Kỹ Năng Xã Hội (3-5 tuổi)

Trẻ ở độ tuổi này có một thôi thúc mạnh mẽ muốn được tự mình làm mọi việc, từ tự mặc quần áo, tự xúc ăn đến việc tự đưa ra các ý tưởng chơi đùa.

Trẻ muốn khám phá, thử nghiệm và khẳng định khả năng của bản thân. Việc cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá trong giới hạn an toàn, đóng vai trò là “người bạn cùng chơi” thay vì “người chỉ huy”, sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề và tinh thần chủ động. Ngược lại, nếu bị kiểm soát quá mức hoặc chỉ trích khi thất bại, trẻ có thể hình thành cảm giác tội lỗi, tự ti.

Đây cũng là giai đoạn vàng để dạy trẻ những bài học xã hội quan trọng đầu tiên. Khái niệm về chia sẻ, chờ đến lượt, và thấu cảm sơ khởi bắt đầu hình thành. Cha mẹ có thể lồng ghép các bài học này thông qua các trò chơi nhóm, đọc sách về tình bạn và cảm xúc, và quan trọng nhất là làm gương cho trẻ về lòng tốt và sự quan tâm đến người khác. Việc giải thích đơn giản về cảm xúc của bạn bè khi được hoặc không được chia sẻ cũng giúp trẻ dần hiểu về góc nhìn của người khác.

Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể kết hợp chặt chẽ với cô giáo của con ở trường để thực hiện những trò chơi ở nhà hoặc hỗ trợ tối đa giúp con củng cố những kỹ năng đã học ở trường. 

Giai Đoạn Phát Triển Tư Duy Logic và Mở Rộng Thế Giới Quan (6-10 tuổi)

Lứa tuổi này bước vào giai đoạn “Thao tác cụ thể” (Concrete Operational Stage) theo lý thuyết phát triển nhận thức của nhà tâm lý học Jean Piaget. Tư duy của trẻ trở nên logic hơn, có tổ chức hơn, đặc biệt với những gì cụ thể, hữu hình. Trẻ bắt đầu hiểu về sự bảo toàn (lượng nước không đổi dù đựng trong ly cao hay thấp), khả năng phân loại và sắp xếp. Điều này thúc đẩy sự tò mò mãnh liệt về thế giới xung quanh. Trẻ đặt vô vàn câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?” để tìm hiểu nguyên nhân, kết quả và cách vận hành của mọi thứ. Đây là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ khuyến khích tư duy phản biện và tình yêu học hỏi ở trẻ.

Vai trò của cha mẹ như người đồng hành: Mặc dù bạn bè và trường học ngày càng trở nên quan trọng, mối quan hệ với cha mẹ vẫn là nền tảng vững chắc cho trẻ ở lứa tuổi này. 

Việc cha mẹ kiên nhẫn lắng nghe, giải đáp thắc mắc (hoặc cùng trẻ tìm câu trả lời), và dành thời gian chất lượng bên con sẽ củng cố mối quan hệ, giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu và hỗ trợ. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ấm áp, tin cậy với cha mẹ trong giai đoạn này liên quan mật thiết đến lòng tự trọng, năng lực xã hội và sự sẵn sàng chia sẻ của trẻ. Đây là giai đoạn cha mẹ thực sự có thể trở thành người bạn lớn của con, trước khi trọng tâm chú ý của trẻ chuyển dịch nhiều hơn sang nhóm bạn ở lứa tuổi dậy thì.

 

Là bố mẹ, chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ sẽ tác động đến cuộc sống của con, nhưng có một điều quan trọng nhất bố mẹ có thể làm “là hiện diện và trở thành một người lớn đáng tin cậy”. Khi ta cho con thấy cách mình đối diện với cảm xúc lớn, thì sau này, khi con trải qua những đổ vỡ trong tình cảm, áp lực công việc, hay những nỗi đau riêng, con sẽ nhớ lại cách cha mẹ từng phản ứng. Và từ đó, con sẽ biết mình nên bắt đầu từ đâu.

 

Tại MerryStar, những nhà giáo dục hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của môi trường Mầm non trong việc cùng bố mẹ kiến tạo tất cả những nền tảng trên để tạo cho con những khởi đầu tốt nhất. Đó cũng là lý do MerryStar lựa chọn chương trình Mầm non Cambridge kết hợp cùng triết lý giáo dục Thân – Tâm – Tuệ để giúp trẻ phát triển tối ưu và toàn diện năng lực nhận thức, ngôn ngữ, để con phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng cho bất cứ chặng đường học tập tiếp theo nào. 

Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy cô và nhà trường luôn tạo nên sự đồng hành tốt nhất, vì sự tiến bộ từng ngày của con. 

Bố mẹ quan tâm và mong muốn trao con khởi đầu tốt nhất, liên hệ ngay hotline 0931 683 999 để được tư vấn chi tiết. 

 

Tham khảo: 

  1. Adams, Renée, Matti Keloharju, and Samuli Knüpfer. “Are CEOs Born Leaders? Lessons from Traits of a Million Individuals.” Harvard Business School Working Paper, No. 16-044, October 2015. 
  2. Liz Mineo| Harvard Staff Writer, 2019, Raising successful kids
  3. Juli Fraga, Psy.D ( 2017) Do the First 7 Years of Life Really Mean Everything?

https://news.harvard.edu/gazette/story/2019/04/harvards-ronald-ferguson-explores-how-to-raise-successful-children/ 

Bài Viết Cùng Chủ Đề

Contact Form cuối trang – vn