Là người thầy, người bạn lớn đầu tiên, bố mẹ chính là người mang đến cho con những khởi đầu tốt đẹp nhất thông qua sự nuôi dưỡng, bảo vệ và dẫn dắt trẻ.
Bài viết sau từ MerryStar sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về những cột mốc phát triển cảm xúc của trẻ 1-2 tuổi. Qua đó, bố mẹ có thể giúp con luôn khỏe mạnh, an toàn và chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn đi Mầm non.
Các cột mốc phát triển của trẻ 1-2 tuổi
Những kỹ năng như bước đi những bước đầu tiên, mỉm cười, vẫy tay tạm biệt chính là những cột mốc phát triển đầu tiên. Hầu hết các em bé sẽ đạt được cột mốc này ngay khi bước vào độ tuổi nhất định. Trẻ đạt được các cột mốc này thông qua các chơi, học, cư xử, di chuyển (như bò, đi bộ hoặc nhảy).
Khi lên hai tuổi, trẻ bắt đầu di chuyển nhiều hơn, khám phá đồ vật, thế giới xung quanh cũng như bản thân mình. Từ 18 tháng tuổi, con bắt đầu nhận ra bản thân mình trong gương. Trẻ có xu hướng bắt chước hành động của người xung quanh. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu thể hiện tính độc lập cao hơn, đồng thời cũng thể hiện nhiều hành vi thách thức.
Con cũng bắt đầu nhận ra tên của người quen và một số đồ vật quen thuộc, hình thành những cụm từ đơn giản và biết cách làm theo những hướng dẫn đơn giản.
Những kỹ năng nền tảng này cho phép con có thể bắt đầu sẵn sàng cho môi trường giáo dục Mầm non. Nơi con có thể bắt đầu mở rộng vòng giao tiếp xã hội và bắt đầu học hỏi thêm hàng loạt kỹ năng mới quan trọng.
Trẻ 1-2 tuổi đã có những bước tiến quan trọng về nhận thức
BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT GIAI ĐOẠN NÀY
Sự đồng hành của bố mẹ cùng với thầy cô ở trường sẽ giúp con phát triển nhanh nhất các kỹ năng quan trọng trong thời gian này thông qua một số trò chơi như:
- Yêu cầu con tìm đồ vật, gọi tên các bộ phận cơ thể và đồ vật
- Chơi trò ghép cặp cùng trẻ như phân loại các hình khối, xếp hình đơn giản
- Khuyến khích con khám phá và thử nghiệm những điều mới
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách nói chuyện nhiều với trẻ, bổ sung vào những từ con bắt đầu (ví dụ: con cố nói ba – ba, Bạn có thể trả lời: Đúng rồi, con nói đúng, đó là chiếc bình).
- Khuyến khích sự độc lập của con bằng cách giúp trẻ tự ăn, tự mặc quần áo.
- Đáp lại những hành vi bố mẹ mong muốn ở trẻ (ví dụ, khen thưởng khi con làm đúng thay vì trừng phạt những hành vi không mong muốn). Ngoài ra, khi con có hành vi không mong muốn, bố mẹ hãy chỉ cho con cách làm đúng.
- Khuyến khích sự tò mò của trẻ và giúp tăng cường khả năng trẻ nhận biết các đồ vật thông thường bằng cách cùng nhau tham gia những hoạt động ngoài trời
Thông qua những trò chơi đơn giản và sự đồng hành, bố mẹ có thể giúp trẻ khám phá những điều mới quan trẻ và kích thích sự phát triển trí tuệ, tư duy ở trẻ.
ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ KHI Ở NHÀ
Những em bé từ 1-2 tuổi bắt đầu di chuyển nhiều hơn, do đó, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm nhiều hơn. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bố mẹ giữ an toàn hơn cho một em bé đang lớn và tò mò về cả thế giới:
- Không bao giờ để con ở gần môi trường nước (bồn tắm, hồ bơi, ao, hồ, biển…) mà không có người lớn trông coi.
- Chặn cầu thang bằng hàng rào nhỏ hoặc cổng.
- Bịt kín tất cả các ổ cắm điện không sử dụng, đảm bảo ngôi nhà luôn là an toàn cho trẻ.
- Các đồ dùng nhà bếp, ấm nước, bàn là… nằm ngoài tầm với của con. Các loại tay cầm nồi cần quay vào phía bên trong nhà bếp.
- Giữ các vật sắc nhọn như dao, kéo…ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ.
- Không bao giờ để trẻ chơi một mình trong bất cứ phương tiện nào (ô tô, xe van, xe tải…) kể cả trong vài phút.
- Các vật dụng như thuốc, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu… trong tủ được khóa kín.
CÁC LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và trí não trong giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, ở lứa tuổi Mầm non, đây còn là giai đoạn hình thành những thói quen và nền nếp sinh hoạt sẽ đồng hành cùng trẻ khi trưởng thành, trong đó gồm cả thói quen ăn uống.
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học đối với trẻ mầm non
Thói quen ăn uống của trẻ ở giai đoạn đầu đời có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này
Sau đây là một số điểm bố mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ ở nhà:
- Hạn chế các đồ uống có gas hoặc có đường
- Sau năm đầu tiên, sữa mẹ vẫn là một nguồn bổ sung lý tưởng trong chế độ ăn của con.
- Trẻ mới biết đi của bạn có thể trở thành một người ăn rất kén chọn và thất thường. Trẻ mới biết đi cần ít thức ăn hơn vì chúng không phát triển nhanh như trước. Bố mẹ không cần ép trẻ ăn quá nhiều trong giai đoạn này.
- Cung cấp một lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và để chúng chọn những gì trẻ muốn. Tiếp tục thử các loại thực phẩm mới; có thể mất thời gian để trẻ học cách thích các thực phẩm mới. Do đó, bố mẹ cần kiên nhẫn.
Chế độ ăn đa dạng thực phẩm và giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ
Ngoài ra, trẻ mới biết đi dường như sẽ di chuyển liên tục (chạy, đá, leo trèo hoặc nhảy), bố mẹ hãy để trẻ tự do hoạt động. Đó chính là cách tự trẻ đang phát triển sự phối hợp và trở nên khỏe mạnh.
Bố mẹ cũng nên đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc được khuyến nghị mỗi đêm: 11–14 giờ mỗi 24 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn) cho trẻ mới biết đi 1-2 tuổi. Thời gian sử dụng màn hình ở trẻ mới biết đi cũng nên hạn chế. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) khuyến nghị, với trẻ dưới 18 tháng tuổi, tốt nhất không nên sử dụng bất cứ phương tiện truyền thông màn hình nào ngoài trò chuyện video.