Môi Trường An Toàn, Yêu Thương Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời?

Theo UNICEF, trong những năm đầu đời, môi trường chăm sóc yêu thương và các mối quan hệ an toàn là hai nền tảng quan trọng để trẻ em phát triển tốt nhất. Thông qua các mối quan hệ, con học hỏi về thế giới, học cách giao tiếp, ứng xử, bộc lộ bản thân và hình thành các kỹ năng xã hội. Bố mẹ không chỉ cần tạo cho con môi trường yêu thương, cung cấp các kết nối lành mạnh mà còn cần mở rộng các mối quan hệ của con ra bên ngoài giới hạn gia đình một cách an toàn, giúp con tự do khám phá, học hỏi để phát triển tối ưu, khai phá trọn vẹn mọi tiềm năng của con. 

Vậy, yêu con và bên con cả ngày có phải là tốt? Làm thế nào để tạo cho con môi trường chăm sóc đúng cách, trao con có một nền tảng đầu đời tối ưu nhất?

Bài viết sau từ MerryStar sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về: Tầm quan trọng của một môi trường chăm sóc yêu thương và các mối quan hệ lành mạnh đối với sự phát triển những năm đầu đời của con cũng như những điều bố mẹ có thể làm để tạo cho con mối quan hệ gắn bó an toàn, lành mạnh. Tất cả nhằm trao cho con yêu những khởi đầu vững chãi, tạo tiền đề tốt nhất cho tương lai con hạnh phúc và thành công. 

Trẻ em cần được lớn lên an toàn và lành mạnh trong vòng tay tràn ngập yêu thương của gia đình và nhà trường. 

MÔI TRƯỜNG YÊU THƯƠNG – NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ ĐẦU ĐỜI

“Eat, Play, Love to build your child’s Brain” _ UNICEF

Tình yêu thương vô bờ thường được xem là điều tự nhiên sẵn có trong mối quan hệ giữa Bố mẹ và con. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, trao con đủ tình yêu thương còn là điều kiện tiên quyết để con phát triển não bộ tối ưu, hình thành sự tự tin, bồi đắp năng lực học tập và thậm chí còn tác động đến chất lượng các mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời con sau này. 

Kết quả nghiên cứu suốt hơn 30 năm từ Hiệp hội Giáo dục Mầm non Quốc gia Hoa Kỳ (National Association for the Education of Young Children – NAEYC) đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa môi trường chăm sóc ấm áp yêu thương tới sự phát triển của con, đặc biệt là giai đoạn đầu đời. 

Theo NAEYC, ngay từ trước khi chào đời, em bé đã bắt đầu hình thành những “kỳ vọng” riêng đối với người chăm sóc. Đó là những kỳ vọng về được yêu thương, được chăm sóc và được bảo vệ an toàn. Nếu sự kỳ vọng này không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của con về thế giới. Con tin rằng thế giới ngoài kia là không an toàn và việc xây dựng các mối quan hệ sẽ trở nên khó khăn. Đặc biệt, việc hình thành cảm xúc, xây dựng năng lực học hỏi, phát triển ngôn ngữ lẫn trí tuệ cũng đều bị tác động. 

Trải nghiệm hàng ngày của trẻ với môi trường xung quanh sẽ xây đắp nên những kỳ vọng của con về thế giới, những kỳ vọng này sẽ định hình cách con học hỏi, nhận thức về cuộc sống này _ NAEYC

Những nghiên cứu từ WHO cũng cho thấy trong 3 năm đầu đời, não bộ của trẻ hình thành những cấu trúc và đường dẫn thần kinh là nền tảng cho sự phát triển về cảm xúc, ngôn ngữ, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Các cấu trúc và đường dẫn này được hình thành và bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm của trẻ với thế giới xung quanh; trải nghiệm trong tương tác với bố mẹ, các thành viên gia đình và thầy cô Mầm non… 

Cụ thể, 

  • Từ 0-7 tháng: trẻ sử dụng những thông điệp nhận được từ người chăm sóc để nhận thức về tình yêu thương, từ đó dần hình thành “mô hình” tương tác với người khác. 
  • Từ 7 – 18 tháng: trẻ bắt đầu chập chững những bước đầu đời, rời vòng tay của Bố mẹ để khám phá thế giới: những vật thể mới, con người mới, những âm thanh mới… Ngôn ngữ và giao tiếp ở giai đoạn này phát triển mạnh. Dù mới chỉ bi bô vài từ nhưng những gì con nghe được ở người lớn đều hình thành những đường dẫn đầu tiên về ngôn ngữ trong bộ não nhỏ bé của con. Đồng thời, con quan sát, học hiểu cách phản ứng của người lớn để biết được: đâu là hành vi an toàn, đâu là mối đe dọa nguy hiểm. Điều con cần lúc này là không gian an toàn, được quan sát và bảo vệ để thoải mái khám phá. 
  • Từ 15 đến 36 tháng: giai đoạn này, trẻ em phát triển nhận thức mạnh mẽ về sự tách biệt của bản thân với người khác (bố mẹ, bạn bè, thầy cô). Con bắt đầu bộc lộ cảm xúc cá nhân, nhạy cảm với lời nhận xét, biết xấu hổ khi bị mắng hoặc chê bai. Đây cũng là giai đoạn phát triển bùng nổ của não bộ về học tập ngôn ngữ, nhận thức lẫn kỹ năng vận động. Khả năng tự chủ và tự lập ở con thời điểm này trở nên vô cùng quan trọng. 

Trong những năm tháng ấu thơ ấy, khi quá trình học hỏi đang nở rộ, con không chỉ cần môi trường an toàn, yêu thương, thú vị ở nhà mà còn cần được mở rộng môi trường ra xã hội (cụ thể qua môi trường lớp học) để có thể học hỏi nhiều nhất về thế giới xung quanh, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng, cảm xúc, hành vi lành mạnh, sẵn sàng cho những năm tháng trưởng thành sau này. Càng có nhiều trải nghiệm, con càng có cơ hội để phát triển và thành công trong những năm tháng trưởng thành. 

Đó cũng là lý do các chuyên gia về trẻ em tại UNICEF khuyến nghị Phụ huynh nên trao cho con một môi trường giáo dục sớm đầu đời chất lượng bên cạnh những chăm sóc yêu thương tại gia đình. Tất cả nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển não bộ, nhận thức, học hỏi và các kỹ năng cần thiết cho con, đặt nền móng vững vàng cho một tương lai con tươi sáng. 

Ngoài môi trường yêu thương tại gia đình, trẻ cần được mở rộng môi trường ra xã hội để mở rộng trải nghiệm và tạo tiền đề cho con phát triển tối ưu tiềm năng. 

MỐI QUAN HỆ AN TOÀN ĐẦU ĐỜI – NỀN TẢNG CỦA NHỮNG EM BÉ HẠNH PHÚC TRONG TƯƠNG LAI

Bên cạnh môi trường yêu thương và an toàn, mối quan hệ với những người chăm sóc đầu đời cũng góp phần định hình cách trẻ nhìn nhận thế giới. Con khóc, cười, bộc lộc cảm xúc, giao tiếp và “nhận lại” những tương tác như: cái ôm trìu mến, nụ cười hay những câu trả lời. Chính những điều trẻ “nhận lại” này cung cấp thông tin cho con về cách thế giới vận hành. Qua đó, con hiểu, cư xử, thể hiện cảm xúc bản thân và phát triển các kỹ năng xã hội. 

Khi con “nhận lại” những tương tác tích cực và thường xuyên, đó là tín hiệu cho thấy sự an toàn, tăng cảm giác gắn bó với những người xung quanh. Từ đó con mạnh dạn và tự tin hơn để học hỏi, bộc lộ và khám phá thế giới.  Ngược lại, nếu những tín hiệu “nhận lại” này báo về sự bất an, sợ hãi, không nhất quán, sẽ là rào cản ngăn con thể hiện bản thân, hạn chế năng lực học tập. 

Những mối quan hệ an toàn đầu đời cũng góp phần định hình cách trẻ nhìn nhận thế giới

Bên cạnh đó, mối quan hệ an toàn còn giúp con:

An toàn về cảm xúc: theo UNICEF, trẻ em nhận được yêu thương và sự quan tâm nhất quán từ người chăm sóc sẽ có được cảm giác an toàn, tin tưởng vào thế giới này. Đây là cảm giác quan trọng để trẻ phát triển mạnh khỏe cả về thể chất, tinh thần và xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh sau này trong cuộc đời. 

Phát triển kỹ năng xã hội: thông qua tương tác ấm áp yêu thương, con học được cách giao tiếp tự tin, đồng cảm và biết cách hợp tác với người khác – đây là những kỹ năng quan trọng giúp con hòa nhập xã hội, trở thành một em bé tự tin hôm nay, một công dân thành công và hạnh phúc trong tương lai. 

Chủ động, tự tin học hỏi và khám phá: Khi trẻ cảm thấy được yêu thương, được nâng đỡ và tin cậy môi trường xung quanh, con sẽ có xu hướng chủ động tham gia vào các hoạt động chơi đùa, khám phá. Từ đó con học hỏi được nhiều hơn, có điều kiện để phát triển nhận thức lẫn thể chất tốt hơn những em bé nhút nhát, rụt rè trong giao tiếp và tương tác. 

Ứng phó với căng thẳng: cảm giác an toàn, được quan tâm, được xoa dịu sẽ làm tăng khả năng thích nghi và thay đổi của não bộ, tăng khả năng tự phục hồi sau thất bại. Con có sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với thách thức khi bước ra thế giới rộng lớn, chủ động hơn trong giải quyết vấn đề, biết cách đối phó với căng thẳng và hình thành những mối quan hệ tương lai lành mạnh khi bước vào tuổi thanh thiếu niên hay trưởng thành. 

Gắn bó an toàn thuở ấu thơ là nền tảng để giúp con trở thành những em bé hạnh phúc trong tương lai. 

BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TẠO CHO CON MÔI TRƯỜNG YÊU THƯƠNG, GIÚP CON PHÁT TRIỂN TỐI ƯU NHẤT NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI?

Yêu thương quan trọng là vậy, nhưng không phải nuông chiều con vô điều kiện và bên con cả ngày 24/7 là đúng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia UNICEF, Bố mẹ có thể thực hiện một số cách sau để xây dựng mối quan hệ an toàn, đủ yêu thương mà vẫn cho con không gian tự do để phát triển:

Chú tâm vào hoạt động khi bên con: khi em bé khóc, nói chuyện hay thực hiện cử chỉ nào đó, bố mẹ có thể phản ứng phù hợp bằng cách ôm, giao tiếp bằng mắt hoặc nói lời nói dịu dàng. Điều này không chỉ cho con thấy rằng: con đang được chú ý mà còn thiết lập các kết nối thần kinh trong não bộ, hỗ trợ cho sự phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của con.

Chơi đùa cùng con: khi chơi cùng con, bố mẹ giúp con hiểu rằng: con được trân trọng và con luôn có bố mẹ đồng hành. Hãy dành toàn bộ sự chú tâm khi chơi cùng con, tận hưởng cách quan sát thế giới từ góc nhìn của con. Khi bố mẹ cùng con cười đùa, cơ thể còn giải phóng endorphin (hormone tạo cảm giác vui vẻ) thúc đẩy cảm giác hạnh phúc và tăng cường gắn kết ở cả bố mẹ và con. 

Ôm con mỗi ngày: sự âu yếm và tiếp xúc trực tiếp với con giúp tăng cường sự gắn kết. Con cảm thấy an tâm trong vòng tay của cha mẹ, gắn kết với mùi hương và những cảm nhận bố mẹ rõ hơn. Những cái ôm còn giúp con có cảm giác vỗ về, học cách điều chỉnh cảm xúc, kiểm soát thăng bằng. Đó là do khi được ôm, não của trẻ sẽ giải phóng oxytocin (chất dẫn truyền thần kinh giúp mang lại cảm giác thoải mái)– và làm giảm cortisol (hormone được tiết ra khi cơ thể căng thẳng).

Ôm con  không chỉ tăng cường sự gắn kết mà còn giúp con cảm thấy an toàn, hạnh phúc hơn mỗi ngày. 

Trò chuyện: việc chú ý xem con đang nói gì cho thấy bố mẹ quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của con. Bố mẹ có thể bắt đầu trò chuyện ngay từ khi con mới sinh: qua những tiếng hát nhẹ nhàng, trẻ sẽ biết rằng bố mẹ đang ở gần và chú ý tới mình. Khi trẻ bi bô giao tiếp, câu trả lời của bố mẹ giúp con học được cách trò chuyện qua lại. Con học được về cách sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh thực tế. Trò chuyện không chỉ bồi đắp sự gắn kết mà còn kích thích việc học tập và sử dụng ngôn ngữ của con tốt hơn.

Đáp ứng nhu cầu của trẻ: thay tã bỉm, cho con ăn, vỗ về khi ngủ là những đáp ứng cơ bản khi còn nhỏ giúp trẻ yên tâm rằng các nhu cầu của con sẽ được đáp ứng. Đó là cảm giác an toàn và được chăm sóc. Khi trẻ lớn hơn, sự đáp lại, được quan tâm hay được hỗ trợ khi cần cũng mang lại cho con cảm giác an toàn và tăng sự kết nối. 

Lựa chọn cho con môi trường Mầm non chất lượng, tràn đầy yêu thương: Bố mẹ có thể lựa chọn cho con môi trường giáo dục Mầm non chất lượng, nơi con được chào đón và yêu thương ấm áp như ở nhà. Bên cạnh đó, với một chương trình Mầm non chất lượng, con không chỉ nhận được sự chăm sóc đầy đủ về thể chất, trí tuệ, có cảm giác an toàn, yêu thương, quan tâm, đáp ứng mà còn nhận được những phản hồi, trò chuyện cũng như nhiều hoạt động khác giúp bồi đắp sự tự tin, phát triển các kỹ năng, bồi đắp ngôn ngữ… góp phần cùng gia đình tạo nên môi trường nâng đỡ toàn vẹn nhất cho con. 

Môi trường Mầm non chất lượng, yêu thương sẽ mang đến cho con cảm giác an toàn, quan tâm, như ở nhà, đồng thời hỗ trợ con phát triển các kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ…

Tại MerryStar, các con không chỉ được tận hưởng môi trường an toàn, yêu thương mà còn được hỗ trợ đế hình thành kỹ năng tư duy và phát triển ngôn ngữ Tiếng Anh song song cùng tiếng Việt. 

Qua những chia sẻ trên từ MerryStar, mong rằng bố mẹ đã có thêm những hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường yêu thương và các mối quan hệ an toàn tới sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời. 

Trong hành trình quan trọng này, bố mẹ có thể hoàn toàn an tâm bởi MerryStar luôn sẵn sàng đồng hành, cùng Bố mẹ trao con môi trường chăm sóc yêu thương và giáo dục tối ưu nhất. MerryStar tin rằng: với triết lý THÂN – TÂM – TUỆ, kết hợp giữa chương trình Mầm non theo chuẩn quốc tế Cambridge Early Years cùng tâm huyết của những chuyên gia giáo dục Mầm non hàng đầu, và tình yêu trẻ dạt dào của những giáo viên được đào tạo chuyên nghiệp; tất cả sẽ giúp mang đến cho con môi trường nâng đỡ tối ưu, trao con những năm tháng đầu đời tươi đẹp và hạnh phúc để con có hành trình khởi đầu vững vàng, sẵn sàng cho tương lai thành công, hạnh phúc. 

Kết nối ngay với MerryStar qua Hotline: 093168399 để được tư vấn về chương trình học cho trẻ từ 14 tháng, bố mẹ nhé!

 

Nguồn tham khảo:

  1. UNICEF. 2023. What you need to know about parent-child attachment
  2. J. Ronald Lally, Peter L. Mangione. 2017 May. Caring Relationships: The Heart of Early Brain Development; Young Children journal from NAEYC. 
  3. Shonkoff, J.P., & Phillips, D.A. (2000). From neurons to neighbourhoods: The science of early childhood development. National Academies Press.
  4. Raisingchildren.net.au; 2023; Suitable for 0-5 years- Relationships and child development
  5. UNICEF. 2021. The science of love in childhood 

Bài Viết Cùng Chủ Đề

Contact Form cuối trang – vn